Chương 240:

Ánh mắt này thật sự khiến người khác rất khó nói ra chữ không dù chỉ là nửa chữ với cô, Nghiêm Đường còn chưa kịp từ chối, cô đã đưa ra lý do rõ ràng mạch lạc đâu vào đây của mình: “Đây là nhà của mẹ, mẹ sẽ có cảm tình với nơi này, sẽ biết công dụng của từng phòng, hiểu rõ nguồn gốc của từng đồ đạc, không giống dì Vương."

Cô cứ mở miệng ra là mẹ, gọi còn ngọt hơn bất kỳ ai, Nghiêm Đường nghe tới nhức đầu, đành phải đứng dậy.

Chung Lê rời đi theo Nghiêm Đường, phòng khách lại rơi vào sự yên tĩnh ngột ngạt kia.

Im lặng một lúc, ông nội Phó nhận xét: “Tính cách đứa trẻ này rất hoạt bát.”

Nghiêm Đường dẫn Chung Lê đi xem xung quanh, Chung Lê hứng thú với phòng Phó Văn Thâm nhất, đó là nơi anh vẫn luôn ở trước khi thành niên.

Cho dù đã sống ở đây mười tám năm, nhưng những món đồ mang dấu ấn cá nhân bên trong lại không nhiều, thậm chí còn không nhiều bằng những thứ Chung Lê mới sắm trong hai ba tháng ngắn ngủi qua.

Có rất nhiều rất nhiều sách, liên quan tới toán cao cấp, vật lý, bài tập luyện tư duy logic, tiếng Anh, kinh tế học, quản lý tài chính.....

Không có bất kỳ sách giải trí nào, máy chơi game mà đứa con trai bình thường đều sẽ thích, mô hình anime, hay thứ liên quan tới thi đấu thể thao — thứ có thể chơi các kiểu v.v....

Căn phòng Phó Văn Thâm ở trước khi thành niên, cũng khô khan nhàm chán như phòng ngủ bây giờ của anh.

Chung Lê rất khó hiểu: “Anh ấy không có đồ chơi sao?”

“Đồ chơi chỉ sẽ làm quấy nhiễu sự tập trung của nó.” Nghiêm Đường nói, “Thứ nó dựa vào để trưởng thành tới bây giờ như thế này, không phải đồ chơi.”

Chung Lê hoàn toàn không đồng ý với triết lý giáo dục này: “Vậy thì có bao nhiêu không vui."

“Vui vẻ có tác dụng gì, thứ nó cần là đầy đủ ưu tú.”

Chung Lê đột nhiên có chút đau lòng cho chồng cô: “Nhưng đây là điều anh ấy muốn sao?”

Câu nói này khiến Nghiêm Đường rơi vào sự trầm mặc nhất thời.

Ông cụ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cha mình, nên có tình cảm sâu đậm với quân đội, vì thế mà để Phó Trường Vệ nhập ngũ sớm, còn sản nghiệp nhà họ Phó thì giao cho Phó Trường Định thừa kế.

Vốn cũng không có gì, Nghiêm Đường không phải người không thấu tình đạt lý như thế, Phó Trường Vệ cũng lập được rất nhiều thành tích trong quân đội, bản thân cũng tràn đầy nhiệt huyết, nếu bảo ông ấy thừa kế việc kinh doanh của công ty, thì không hẳn ông ấy sẽ thích.

Nhưng kể từ khi Nghiêm Đường mang thai, Phó Trường Vệ bị thương nặng trong một lần làm nhiệm vụ, bà ta chịu đả kích dẫn tới sinh non, lúc sinh ra nhiều máu, suýt nữa cả mẹ lẫn con đã chết trên bàn mổ, vì thế mà tâm tính của bà ta đã thay đổi.

Bà ta sẽ lo sợ, lo lắng chồng sẽ lại gặp tai nạn, chưa chắc lần này có thể may mắn thoát chết như thế. Loại lo lắng này không cách nào giảm bớt, trừ khi Phó Trường Vệ xuất ngũ — Nhưng bà ta rõ, cho dù là ông cụ hay bản thân Phó Trường Vệ, cũng sẽ không đồng ý.

Việc ngoài ý muốn xảy ra lúc sinh khiến Nghiêm Đường trở nên có chút cực đoan, thỉnh thoảng sẽ có chút oán hận nhà họ Phó. Kiểu tâm tính mất cân bằng này đạt tới đỉnh điểm vào ngày thôi nôi của Phó Văn Thâm, khi ông cụ bàn bạc với Phó Trường Vệ sẽ để anh nối nghiệp cha sau khi thành niên.

Nghiêm Đường không thể hiểu, không cách nào hiểu, trước là chồng bà ta, bây giờ lại muốn tới lượt con trai bà †a, tại sao loại vận mệnh này lại nhất định phải rơi trên đầu họ, hai cha con Phó Trường Định thì lại có thể ở nhà an nhàn hưởng thụ vinh hoa phú quý?

Cho dù xuất phát từ công bằng, thì lân này cũng nên tới lượt con trai Phó Trường Định, không phải sao?

Vì thế mà bà ta đã xảy ra tranh chấp rất lớn với Phó Trường Vệ, mà cuộc tranh chấp này kéo dài tới vài năm sau đó.

Phó Trường Vệ một lòng với ông cụ, còn Nghiêm Đường thì lại không chịu được sự đối xử bất công này.

Bà ta dồn hết tâm tư và sức lực vào việc đào tạo con trai, hy vọng nó giỏi hơn con trai Phó Văn Việt của Phó Trường Định, nhất định phải hơn Phó Văn Việt, để ông cụ biết, nó thích hợp làm người kế thừa của nhà họ

Phó hơn Phó Văn Việt.

Phó Văn Thâm thực sự như bà ta mong muốn, lớn lên vô cùng ưu tú, không thua kém Phó Văn Việt chút nào, chỉ tiếc là nó sinh muộn hơn hai năm, nên muộn hơn người khác hai năm về mọi mặt.