Chương 4:

Ra khỏi phòng họp, đang đi ngang qua hành lang thì Kawase nghe thấy đám người năm thứ hai của phòng kế hoạch số hai bàn tán gì đó về tiệc chào đón nhân viên mới và lễ hội ngắm hoa. Anh chỉ liếc ngang rồi bước qua dù trong lòng cũng thầm cảm thông rằng nhân viên nhãi nhép vất vả thật. Nhân tiện, tiệc của phòng kế hoạch số ba bên anh là ngày mốt.

Vừa về đến bộ phận mình, anh liền mở máy vi tính lên. Thoáng nhìn đồng hồ. Vừa đúng ba giờ chiều. Vào bốn giờ sẽ có buổi họp khác nên anh muốn kiểm tra mail xong xuôi trước lúc đấy.

Tại phòng kế hoạch số ba rộng chừng hai mươi mét vuông, nơi nằm trong cùng đồng thời cũng khuất ánh sáng nhất của tầng năm trụ sở công ty LEMIO, trừ trưởng phòng ra có tám nhân viên. Và hầu như bàn nào cũng như bàn nấy đều đứng trước nguy cơ chắc chắn gây ra tuyết lở nến lỡ như có động đất. Một mớ hỗn độn bừa bãi đến thế đấy.

Không nhớ là lúc nào, sự kiện nhà thầu đến lắp đặt máy photo hỏi “đây là nhà kho à?” đến nay đã trở thành một huyền thoại.

Ban đầu, khi mới vào công ty anh đã có một kỳ thực tập tại xưởng gia công thực phẩm, thế nhưng duy chỉ có những bộ phận thuộc mảng kế hoạch là không chịu cho vào phòng. Một phần cũng bởi thế nên đã cho người ta hình dung nên một chốn lộng lẫy tráng lệ mang tên phòng kế hoạch – nghiên cứu, nơi đã thai nghén nên những sản phẩm mới. Song khi nhìn thấy thực tế mới vỡ lẽ ra là bãi chiến trường lôi thôi lộn xộn.

Mới chỉ rời chỗ ngồi hai tiếng thôi thế mà xung quanh máy vi tính đã dán những năm tấm ghi chú đủ kiểu đủ màu. Anh kiểm tra từng tấm một rồi lẹ làng vứt đi.

– Chủ nhiệm Kawase.

Quay mặt lại thì cô đàn em Sakuragi đang đứng sau lưng. Nhỏ hơn anh ba tuổi, được bố trí vào phòng kế hoạch số ba – bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm vào hai năm trước. Một cô nhân viên thông minh song đôi khi lại lơ ngơ sao đấy.

– Xin lỗi đã làm phiền anh lúc bận rộn. Đề án thiết kế bao bì của “Shara”, tôi đã nhờ nhà thiết kế làm mười mẫu, nhưng không tài nào thu hẹp phạm vi lựa chọn được. Anh có thể cho tôi biết ý kiến không?

– Cái nào?

Kawase nhận tập tài liệu từ Sakuragi. Lật xoạch xoạch.

– Theo ý kiến của tôi thì số một, ba, bốn, sáu, bảy, mười loại.

Anh nói thế rồi trả tài liệu cho cô.

– Ơ, sáu cũng không được à?

– Cái số sáu thì đẹp thật đấy, nhưng mà cô có thấy nó giống bao bì của cacao rhythm bên công ty B không. Thông điệp của của “Shara” là cảm giác cao cấp nên nếu mà giống cacao là thua rồi. Thứ bên kia giá thành cũng rẻ hơn bên mình nữa, chắc chắn sẽ bị mang ra so sánh. Đã vậy khách hàng Shara nhắm đến là lớp con gái tuổi hàng mười, hai mươi mà. Thay vì có phong cách thì nhắm vào hướng dễ thương vẫn hơn phải không? Nhưng mà, nếu cô thấy cái bao bì ấy được, chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để chiến đấu thì có thể để lại làm đề cử cuối cùng cũng được.

Sakuragi cúi đầu “tôi hiểu rồi” rồi quay trở về bàn làm việc của mình. Mặc dù đã đánh rớt sáu trong mười mẫu, song nếu nói thật lòng thì không có mẫu nào khiến anh thấy ấn tượng. Anh đoán những gì mình nghĩ cũng như mọi người nên nếu đưa ra trong buổi họp nội bộ thể nào cũng bị loại tất. Nhưng chắc thế cũng không sao. Con đường mà bất cứ ai cũng phải đi qua vài lần trong đời.

Bên cạnh có tiếng dập điện thoại vô cùng mạnh bạo. Thêm vào đấy là tiếng chửi rủa “ah, chết tiệt”. Tại bàn bên cạnh, Nunomiya gục người xuống, ôm lấy đầu.

– Anh sao thế?

Anh lên tiếng gọi thì Nunomiya hơi nghiêng đầu.

– Phụ trách bên nghiên cứu phát triển sản phẩm bảo là vẫn chưa làm xong mẫu sản xuất thử của White-maaru.

– …dòng đấy chẳng phải mai là ngày quyết định cuối cùng rồi à? Nếu không quyết định xong thì sẽ phải dời ngày ra mắt đấy.

– Cái đấy tao biết!

Nunomiya tặc lưỡi “chặc”.

– Từ cái lần ăn thử hôm trước bị giám đốc khối chê thê thảm như cứt, phụ trách mới thành ra kỳ quặc như thế đấy chứ. Tự dưng lại nói “tôi là đồ vứt đi”…

Kawase chống cằm.

– Người phụ trách nghiên cứu phát triển White-maaru là Kirigaya san phải không nhỉ?

– Ừ.

– Cái kiểu của ông ta là thế đấy. Tôi cũng bị như thế một lần rồi. Chỉ cần bám theo như sam, gây áp lực cho ông ta thì sẽ làm được gì đấy thôi. Chắc chắn.

Nunomiya vơ lấy điện thoại di động và máy vi tính xách tay rồi lao ra khỏi phòng. Khi còn ở bộ phận kinh doanh thì Nunomiya là đàn anh, song Kawase lại là người chuyển qua bộ phận kế hoạch trước hai năm.

Kirigaya bên bộ phận nghiên cứu phát triển khá biết phối hợp với người khác, nhưng dù thế nào vẫn là người khó đối phó. Bị xoay mòng mòng bởi những câu như “làm không được” “tôi là đồ bỏ đi”, Kawase cũng mấy lần suýt loét vài lỗ trên bao tử. Tuy nhiên sản phẩm được triển khai chung với ông ta dù ban đầu khá rề rà song về sau doanh số lại dần dần được nâng cao, trở thành một cú hit vừa.

Khối kế hoạch sản phẩm của LEMIO được chia làm bộ phận kế hoạch và bộ phận nghiên cứu phát triển. Bộ phận kế hoạch làm đủ mọi thứ như khảo sát thị trường, xúc tiến bán hàng, kế hoạch sản phẩm và cùng một lúc làm nhiều vụ cho nên công việc phải mó tay vào đủ thứ lĩnh vực. Bộ phận nghiên cứu phát triển được chia ra làm bốn phòng: nghiên cứu cơ sở, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu sản phẩm hóa, nghiên cứu kỹ thuật sản xuất, là công việc nghiên cứu mang tính chuyên môn. Về cơ bản, bộ phận kế hoạch và bộ phận nghiên cứu phát triển sẽ bắt tay nhau cùng triển khai nghiên cứu phát triển sản phẩm.

Bộ phận kế hoạch có ba phòng, phòng một là phòng ban có tiếng thơm của công ty phụ trách phát triển mảng mì ly là mảng chủ chốt của công ty, phòng hai là sản phẩm đông lạnh, và phòng ba thì lo cho mảng quà vặt. Bộ phận Kawase đang thuộc là phòng ba, các loại quà vặt.

Món mì ly chủ chốt của công ty, thực phẩm ăn liền “mì khóc giữa đêm” đã tạo nên một cú hit lớn, một sản phẩm bán chạy trong một thời gian dài đến mức được người đời cho rằng nhắc đến LEMIO tức là nhắc đến “khóc giữa đêm”. Nguyên nhân nó được ưa chuộng lâu dài đến thế là bởi độ hoàn hảo của gói súp. Nói tóm lại là phần súp ngon. Đấy chính là thành quả từ kỹ thuật của bộ phận nghiên cứu phát triển.

Gần đây, một công thức nấu nướng bằng cách sử dụng bột súp của mì khóc giữa đêm để làm một món khác đã trở thành đề tài bàn tán trên mạng, nhờ vậy doanh thu lại càng được tăng lên.

Việc sử dụng kỹ thuật pha trộn gia vị mà LEMIO đang sở hữu để ứng dụng cho dòng sản phẩm quà vặt là snack được đặt kỳ vọng, và một bộ phận đã được lập nên vào ba năm trước, đấy chính là phòng số ba phụ trách mảng quà vặt. Tuy nhiên, ấn tượng rằng nếu nói đến LEMIO tức là nói đến mì li quá mạnh, việc thâm nhập vào thị trường quà vặt tập trung vô số những hãng sản xuất tai to mặt lớn là quá khó khăn.

Mặc dù thế những sản phẩm như “ebi taiko” hay “marin snack” đã lập nên cú hit trung, tuy nhiên chúng vẫn không bán chạy như kỳ vọng ban đầu. Tuy là công ty dẫn đầu thị trường trong cương vị một hãng sản xuất mì ly, nhưng về mảng quà vặt lại hoàn toàn là một thị trường ngách. Có thứ đứng đầu cũng có thứ đứng sau. Kawase cho rằng có lẽ đấy là thường tình, song phía trên lại đòi phải làm ra sản phẩm bán chạy.

Kawase cũng có cái lý của mình rằng nếu thật sự muốn tạo nên cú hit thì phải đầu tư vào quảng cáo hơn nữa. Nguyên nhân quà vặt không bán chạy là do không gian trưng bày trong tiệm không được đảm bảo. Mà nguyên nhân không được bày trong tiệm là do mức độ được biết tới của LEMIO trong vai một hãng quà vặt thông thường quá thấp. Chỉ cần vài sản phẩm đầu thôi cũng được, lẽ ra phải mời người mẫu áo tắm, hay nữ diễn viên trẻ tuổi, không thì nam diễn viên, để họ quảng bá trên truyền hình, tạo nên ấn tượng “trong giới quà vặt cũng có LEMIO” rồi mới tung ra sản phẩm. Thế mà bên trên ngay từ đầu đã cắt xén phí quảng cáo. Lý do là bởi công ty chỉ mới gia nhập vào lĩnh vực quà vặt nên muốn tránh các nguy cơ sau khi thất bại được chừng nào hay chừng nấy.

Không những thế, loại quà vặt mà LEMIO mó tay vào món bánh kẹo làm từ gạo có thể ứng dụng bột tinh chế, kỹ thuật pha trộn. Mà ngay cả với những hãng sản xuất tầm cỡ, những sản phẩm mới của loại này cũng ít khi được quảng cáo. Những sản phẩm được quảng cáo là dòng sản phẩm bán chạy như chocolate, kẹo cao su và một bộ phận bánh snack. Anh biết chứ, song cứ thế rồi làm ra sản phẩm tốt như suy nghĩ mà vẫn phải khổ chiến vì không được biết đến rộng rãi thì thật đáng giận. Tại buổi họp, khi Kawase báo chi phí quảng cáo thấp đến thế nào thì trưởng bộ phận thu mua đã nói với một cách đơn giản là “A, nếu là quảng cáo thì, đấy, chẳng phải cứ làm trên internet là được à?”.

Một sản phẩm mờ nhạt lại chỉ dùng hiệu ứng tuyên truyền bằng internet mà tạo nên cú hit lớn, chuyện hoang đường chỉ có trong giấc mơ của giấc mơ. Xác suất còn thấp hơn mua vé số trúng một trăm triệu yên nữa là. Ông có hiểu cái điều ấy không? Anh đã phải kiềm chế lắm mới không nói ra điều ấy.

– Này! Kawase.

Trưởng phòng Arisawa, người đang ngồi trong cùng căn phòng, chiếm lĩnh chỗ cạnh cửa sổ, vẫy vẫy gọi anh lại bằng bàn tay đang cầm bút bi.

– Chuyện gì thế?

Vì ở khá xa nên anh phải kéo âm thanh cao lên khi hỏi lại.

– Đến đây một chút đi.

Tự hỏi chắc ông không gọi anh vì những chuyện vô vị như bắt làm bạn chơi mạt chượt của mình đêm nay đâu nhỉ, Kawase đến gần người đàn ông có gương mặt ửng đỏ với cái mũi lân, mới vừa bước vào tuổi bốn mươi tám thế mà đã mang một dáng vẻ bệ vệ của người chuẩn bị nghỉ hưu đến nơi. Đến khi anh đứng bên cạnh, Arisawa bèn khẽ hếch hếch đầu mũi.

– Chú mày, không thấy hôi mùi cua à?

Kawase ngửi ngửi lòng bàn tay mình.

– Chắc là vì tôi đã ăn sản phẩm sản xuất thử của “thiên đường cua” trong buổi họp.

Trước đây đã có nhân viên nào đó bảo rằng “con người ấy là động vật hoang dã”. Đúng là Arisawa có vị giác và khứu giác phát triển đến mức siêu nhiên, có thể ngửi và phân biệt được không biết bao nhiêu là vị là mùi. …và ông chỉ đơn giản là có thể ngửi phân biệt được mùi vị là hết, chẳng mấy khi làm việc. Cả cấp dưới về cơ bản cũng là thả vườn cho tự phát triển.

– Quả nhiên. Tôi ấy, dị ứng với cua lắm.

Arisawa vừa vò vò phần tóc thưa thớt sau đầu vừa nhún vai lên. Nói với vẻ không mang một chút tội lỗi trong khi cấp dưới phải ác chiến khổ đấu để triển khai sản phẩm bánh gạo có sử dụng loại cua ấy. Anh khá là thích cái tính vô tư của ông sếp này. Những người không có hai mặt rất dễ tiếp xúc.

– Nói về vụ trắc nghiệm thị trường sản phẩm cua gì đấy mà cậu đang làm ấy, đi Hokkaido được không?

Kawase chớp mắt một cái rõ khoa trương.

– Hokkaido!

– Đúng, Hokkaido~

Arisawa ngả người trên chiếc ghế, cười nhăn nhở. Trắc nghiệm thị trường cho sản phẩm thử nghiệm không phải là điều hiếm hoi, song đa phần chúng được tổ chức ở những đô thị có doanh số cao. Cũng không phải là không tổ chức ở những thành phố địa phương, song Hokkaido thì đúng là không ngờ tới.

– Hokkaido thì xa lắm. Theo ý kiến của tôi thì cứ hai nơi như dự tính ban đầu là Tokyo và Osaka là được. Còn đảm bảo có cả sự kiện có thể bày bán sản phẩm nữa.

– Nếu thế thì có gì khác với mọi khi đâu.

Arisawa chu môi như đứa trẻ giận dỗi.

– Đúng là concept cơ bản của cái cua gì đấy là vị đặc trưng riêng của địa phương đúng không? Nhưng từ bên trên đã có ý kiến là thôi bỏ hương vị riêng biệt của địa phương đi, thay bằng “vị cua chính thống” thì thế nào. Mấy món hương vị địa phương đã được ưa chuộng một thời gian dài rồi mà.

– Bảo là “vị cua chính thống”, nhưng mà nguyên liệu của cua dự định sẽ nhập khẩu từ Hàn Quốc cơ mà, đã vậy nơi sản xuất còn là sở nghiên cứu tại Tokyo nữa. Sẽ vướng vào luật biểu thị chất lượng sản phẩm đấy.

Phản bác lại thì Arisawa phe phẩy bàn tay phải cứ như chiếc khăn tay.

– Về cái khoản đấy thì cứ làm bừa gì đấy đi. Cứ cho đám bên chi nhánh Hokkaido ăn thử hay làm gì đấy chút xíu là thành đồng chế tạo ngay ấy mà.

– Cho dù như thế cũng không thể sử dụng cái “vị cua chính thống” đâu.

– Cậu xét nét quá đấy.

Chính ông gian manh quá thì có, anh muốn nói như thế song lại nhịn. Giữa trán Arisawa bèn giãn ra.

– Mặc dù cậu không có ý định như thế nhưng mà tôi nghĩ Hokkaido cũng được lắm. Dù sao cũng là xứ sở của cua mà. Chắc chắn cũng biết thưởng thức hơn, tôi nghĩ biết những người ở đó đánh giá ra sao về cái cua gì đấy cũng có ích. Chẳng phải những ý kiến ấy sẽ giúp cho chúng ta có thể đến gần cái vị riêng biệt của địa phương hơn sao.

Kawase mím môi. Mặc dù không cam tâm song có thể nhắm được đích đến. Không biết nên phát triển mùi vị của “thiên đường cua” theo hướng nào, toàn bộ nhân viên nghiên cứu phụ trách nó đã gặp phải một chướng ngại không ngờ đến. Trong khi ăn thử hết lần này đến lần khác, họ ngày càng không biết phải làm thế nào, bắt đầu nghĩ “vị thế này có được không đây?” trong khi cảm thấy đâu đó bất ổn. Có thể với cái bộ não cứ đinh ninh nếu trắc nghiệm thị trường thì phải ở vùng đô thị, bản thân đã đóng khung cứng nhắc các khuôn mẫu trong khi đang ở bộ phận kế hoạch đòi hỏi những ý tưởng linh hoạt.

– …đúng vậy nhỉ, tôi hiểu rồi. Sẽ thử xem xét hướng đi Hokkaido. Nhưng mà chỗ đấy xa như vậy thì phí công tác sẽ bồi lên nhiều lắm đấy. Không biết bên trên có cho phép không đây.

– Bấy nhiêu đó thì nhằm nhò gì. Đã kiệt xỉ chi phí quảng cáo rồi chừng ấy phải chi chứ, tôi sẽ gây áp lực cho. Đúng rồi, Bên chi nhánh Hokkaido có người quen của tôi đấy, cậu có cần tôi đánh tiếng trước cho không?

– A, xin nhờ sếp. Nếu được vậy thì tốt quá.

Arisawa gãi gãi đầu bằng đầu sau của bút bi.

– Mấy quy mô, khuynh hướng của hội chợ thì đám bên địa phương hiểu rõ hơn mà. Chút nữa tôi sẽ nói người phụ trách gửi mail vào địa chỉ của cậu.

– Cảm ơn sếp.

– Bên đấy tháng năm có nhiều sự kiện lắm, tổ chức vào thời điểm đấy là vừa hay nhỉ. Còn nữa cậu dắt theo cả Matsushita đi công tác đi.

Matsushita, nghe thấy cái tên ấy gò má Kawase hơi giần giật.

– Đừng có làm ra vẻ bất mãn ra mặt thế chứ. Trông coi cậu cấp dưới ít được việc cũng là trách nhiệm của anh cấp trên là cậu mà.

Động vật hoang dã đúng là rất tinh tường. Không, biết đâu chỉ vì biểu hiện của anh quá thẳng thắn cũng nên.

– Tôi đoán sếp cũng biết rồi, thằng ngốc ấy còn không phân biệt nổi táo và lê khác nhau chỗ nào nữa, là người mang những cái gai lưỡi bị hỏng cả rồi đấy. Tôi không nghĩ dắt cậu ta theo sẽ được ích lợi gì.

– Tôi không phủ nhận điểm cậu ta mù vị giác, tuy nhiên người ăn trong buổi bán thử là khách hàng nên không có vấn đề gì. Cậu ta nguyên là tuyển thủ bóng bầu dục nên có thể lực lắm, là của đáng giá cho mấy công việc chân tay nặng nhọc đấy~

Kawase trở về chỗ ngồi trong một tâm trạng xám xịt. Xác nhận máy vi tính xách tay đã được sạc đầy pin rồi tắt nguồn, xong nhét cả máy cả pin dự phòng vào trong cặp. Sắp ba giờ ba mươi phút. Nếu không đi ngay thì sẽ không kịp giờ hẹn.

Anh lao ra ngoài hành lang thì cùng lúc tông sầm vào một ai đó, rồi bị bật về phía ngược lại.

– Ối, xin lỗi.

Trước mắt cứ xin lỗi đã, song ngay khi nhận ra đối phương chính là Matsushita miệng anh bèn mím lại tức tối. Nếu hỏi tại sao thì bản thân anh đang trong bộ dạng ngã phịch mông xuống đất rất khó coi thế mà cái gã nhân viên mới siêu may mắn vừa vào công ty năm đầu đã được cho vào bộ phận kế hoạch này lại đứng như trời trồng với một vẻ mặt thản nhiên.

– Anh có sao không?

Matsushita cúi người xuống thì cùng lúc có thứ gì đó rơi rải rác lên đầu Kawase. Là bánh gạo nướng sơ, hình vuông màu nâu nhạt, cạnh ba centimet, mùi cua…

– Ối, ối. Tôi thật lòng xin lỗi.

Không sai. Cái bịch gã đang cầm trên tay chính là sản phẩm làm thử của thiên đường cua. Anh nhớ ra việc sau buổi họp, Matsushita đã hỏi người bên bộ phận nghiên cứu phát triển rằng “phần còn thừa lại cho tôi xin nhé?”. Người phụ trách đã bảo “nhiệt tình quá nhỉ”, nhưng làm gì có chuyện đấy. Đối với gã đồ thừa của sản phẩm sản xuất thử là món thực phẩm cứu đói dùng để lấp đầy cái bụng bé bỏng của mình mới đúng.

– Matsushita, chú mày!

Cúi cái lưng vai u thịt bắp ra dáng nguyên tuyển thủ bóng bầu dục xuống, Matsushita nói lí nhí.

– Xin, xin lỗi. Kawase sa-n.

Tạ lỗi mà cuối câu lại kéo dài thế kia, chẳng cần biết gã có ý chọc tức hay không, anh cảm thấy vô cùng bực bội. Đã vậy mới đầu tháng tư thế mà lại mặc áo sơ mi tay ngắn. Chú mày có thể ăn mặc thế kia để đi gặp đối tác đấy à? Mở mắt ra mà nhìn xung quanh đi, anh thật sự muốn nói như thế. Matsushita ngoài tuổi trẻ và thể lực làm điểm mạnh ra thì bị mù vị giác cộng thêm là người không biết đọc tình hình, đã thế còn hậu đậu. Làm rơi, làm mất là chuyện như cơm bữa. Đã được Nunomiya ví von là “con số thua lỗ to tướng”, nhưng hóa ra lại y chóc. Đã vậy còn không tự ý thức được mình nên đúng là một gã tệ hại bậc nhất.

Anh vô cùng muốn gọi hắn đến một phòng khác, gộp tất cả những bất mãn từ trước đến nay để thuyết giáo ồ ạt luôn một thể vậy mà lại không có thời gian. Kawase lắc đầu để hất những vụn bánh của thiên đường cua xuống và quát “chỗ này, tự mình lau dọn đi”.

– Ah, vâng. …nhưng mà, máy hút bụi để ở chỗ nào ấy nhỉ?

Những kẻ không biết đọc tình hình đúng là rất có tài năng kích thích huyệt tức giận của người khác. Không sai vào đâu được.

– Trong phòng lấy nước nóng hay đâu đó chứ đâu! Hỏi ai đó đi.

Mặc dù khù khờ một cách hủy diệt, song dường như đã đánh hơi được cơn tức giận của cấp trên, Matsushita trả lời “vân…g” rồi chạy sang phía bên kia hành lang. Cuối cùng do tốn thời gian nói chuyện với Arisawa rồi bị Matsushita giữ chân nên anh phải sử dụng xe taxi. Lần này, sản phẩm thiên đường cua đã sử dụng nhà viết nội dung quảng cáo bên ngoài. Là một người rất đắt khách, rất bận rộn cho nên nếu cần gặp gỡ trao đổi thì thường là Kawase sẽ đến bên đấy. Đã vậy đối phương còn cực kỳ khắt khe chuyện giờ giấc nên tuyệt đối không thể trễ hẹn. Xem đồng hồ, biết vẫn còn kịp thời gian thì những cảm xúc cuồn cuộn cũng dần dần lắng xuống.

– Hokkaido à…

Vì đặc trưng công việc anh rất thường xuyên đi công tác, song đây là lần đầu tiên đến Hokkaido. Hình ảnh người đàn ông đã chuyển đến chi nhánh Hokkaido thoáng hiện ra trong đầu. Người đàn ông ấy vẫn còn ở công ty chi nhánh chứ? Nếu là chuyển công tác từ công ty mẹ đến chi nhánh địa phương, hoặc ngược lại thì anh sẽ nhận được mail thông báo chuyển đổi nhân sự, song anh không thể biết tận những việc trong nội bộ chi nhánh. Đã sáu năm trôi qua. Từ khi đấy đã sáu năm rồi. Chắc hết thảy mọi thứ cũng đều có thời hạn.

Cho dù có đi công tác ở công ty chi nhánh đi nữa cũng chẳng mấy khi phải chạm mặt tổng giám đốc chi nhánh. Bởi vì điều đấy không cần thiết. Có khi sẽ chào hỏi nhau không biết chừng, song chắc chỉ có thế thôi.

Mặc dù thế nhưng vẫn thấy nặng nề. Tuy tự nhủ rằng đấy là chuyện xa xưa rồi, song thật lòng nếu có thể anh mong cả đời này không phải gặp lại người đàn ông ấy.

… …

Kỳ nghỉ dài hạn đầu tháng năm đã được chọn cho chuyến công tác Hokkaido. Thời hạn là một tuần. Trong khoảng thời gian đó, LEMIO sẽ xin một không gian tại ba sự kiện tổ chức trong Hokkaido để tiến hành dùng thử sản phẩm, tập hợp phiếu thăm dò ý kiến cho thiên đường cua.

Vào ngày xuất phát, như dự đoán, sân bay đông nghẹt hành khách đi du lịch và hành khách về quê. Đã thế bạn đồng hành của anh là Matsushita không chỉ trễ giờ hẹn ba mươi phút lại còn nghịch tin nhắn điện thoại đến tận giờ lên máy bay. Mỗi khi trông thấy quang cảnh ấy lại thấy bực mình. Khi nghe Nunomiya hỏi “đợt công tác lần này chú mày đi chung với Matsushita phải không nhỉ” anh đã trở lời “y như cái cùm chân thôi”, thì đúng là trúng phóc còn hơn cả tưởng tượng.

Ghế ngồi của máy bay liền với nhau, phải đến khi đặt người xuống anh mới nhận ra rằng cơ thể to tướng của người đàn ông thậm chí còn lòi ra khỏi ghế ngồi thật vướng víu. Kawase cũng được xem là cao, chắc chắn không phải là người nhỏ con cho nên cảm giác chật chội tù túng càng mạnh. Đã vậy cái cơ thể khổng lồ bên cạnh ngay khi máy bay vừa cất cánh đã lo mở gói đồ ăn do công ty sản xuất.

Giỏi ăn ghê… đưa mắt liếc ngang qua thì được mời “ah, Kawase san cùng ăn nhé?”. Bắt đầu biết để ý đến người khác như vậy cũng là bằng chứng của sự trưởng thành, nghĩ thế song anh từ chối một cách thẳng thừng “không cần”.

Đêm qua, cậu của anh gọi điện thoại đến rủ “có muốn đi ăn tối với cậu không”. Anh từ chối “cháu phải chuẩn bị đi công tác nữa. Lần này đi một tuần lận, lâu lắm. Xin lỗi cậu” thì bị hỏi “đi đâu thế? Đừng nói là đi nước ngoài nhé”.

– Không phải không phải, là Hokkaido. Phải tham gia tận ba sự kiện lận.

– Hokkaido à, sướng nhỉ. Được ăn thỏa thích cầu gai, cua, cá hokke, rồi thì thịt cừu nướng còn gì.

Có thể vì đúng giờ cơm tối cho nên những gì cậu liên tưởng đến toàn là đồ ăn. Làm anh nghĩ hay là mua một cái gì đấy trong mấy thứ đó về làm quà.

“Kawase sa-n” Matsushita sau khi ăn quà vặt xong thấy chán quá hay sao mà lại lên tiếng bắt chuyện.

– Ghế trên máy bay cũng khá là chật nhỉ.

– Là chú mày to xác quá thì có.

– Tôi lần đầu đến Hokkaido đấy. Không biết có gấu xuất hiện không nhỉ?

– Lấy đâu ra nhiều gấu đứng lù đù ngoài đường thế được.

– Nhưng mà đã tháng năm rồi còn gì, hễ đến khoảng thời gian này thì gấu sẽ thức dậy sau kỳ nghỉ đông đúng không?

Chỉ toàn những câu hỏi mà có trả lời cũng đủ thấy mệt người.

– Tôi đã muốn hỏi một điều này suốt, Kawase san không có người yêu sao?

– Không có đâu. Hơn nữa anh mày đã có một đời vợ rồi.

– Chuyện đấy có sao đâu. Chẳng phải vậy mà càng được giá hơn sao?

Cái gì mà được giá? Chú mày biết ý nghĩa của từ được giá chắc, giải thích xem sao nào… trong thâm tâm nghĩ thế song anh ngăn lại bằng câu “anh buồn ngủ lắm, yên lặng một chút đi” rồi nhắm mắt. Cuối cùng cái gã to xác bên cạnh cũng im.

Lần trắc nghiệm thị trường này, Kawase thường xuyên trao đổi qua mail hoặc điện thoại với một người đàn ông tên Taguchi thuộc bộ phận kinh doanh của chi nhánh Hokkaido. “Dù là bên kinh doanh nhưng cũng chủ yếu là công việc văn phòng thôi” nói thế song Taguchi vẫn là người có trực giác tốt, dễ hiểu ý đối phương nên giúp anh rất nhiều. Tên của giám đốc chi nhánh chưa một lần được đề cập đến trong những cuộc đối thoại với Taguchi. Đợt trắc nghiệm thị trường của công ty mẹ liên quan không nhiều đến công việc của bên chi nhánh cho nên có khi chỉ tới tay trưởng phòng là xong. Biết không chừng người đàn ông đang là tổng giám đốc chi nhánh kia còn chẳng biết chuyện người của công ty mẹ đến cũng nên.

…sáu năm trước, nhờ sự tiến cử của người đàn ông kia, Kawase đã được chuyển đến bộ phận kế hoạch phòng kế hoạch số một sau hai năm làm bên mảng kinh doanh. Anh đã ảo tưởng rằng những sáng kiến của mình sẽ được làm thành sản phẩm ngay lập tức, song cuộc đời không dễ dàng đến thế. Trước tiên Kawase không hiểu đến nơi đến chốn nền tảng của bộ phận kế hoạch – marketing – là gì.

Những cấp trên, đàn anh ban đầu đã tươi cười chào đón Kawase, đã thay đổi thái độ phát một sau khi biết được anh chẳng làm được tích sự gì, đã vậy còn chẳng biết những từ ngữ chuyên ngành cơ bản của marketing, cũng không có kiến thức về thương phẩm. Vội vàng học tập song với những kiến thức lượm lặt tạm bợ không thể theo kịp công việc. Những gì anh được giao toàn là việc lặt vặt ai cũng có thể làm được.

Đám bộ phận kế hoạch toàn làm ra vẻ ta đây… Kawase bắt đầu nghĩ như thế. Bản thân anh mới chuyển từ bộ phận kinh doanh đến, không biết gì hết, không làm được gì hết là điều tất nhiên. Tuy nhiên những người xung quanh không chấp nhận một người hơi tụt lại về phía sau vừa mới bắt đầu từ con số không. Không một chút khoan nhượng. Anh thật sự muốn làm bên kế hoạch. Song cái vị trí ao ước mà anh thậm chí phải làm tình với đàn ông để có được lại vô cùng khó chịu.

Ngày hôm đấy, Kawase được đồng nghiệp vào cùng thời nhờ chuyển sản phẩm sản xuất thử đã hoàn thành từ sở nghiên cứu đến trụ sở công ty. Người đấy là một nhân viên tinh anh vừa vào công ty đã được bổ nhiệm vào khối kế hoạch sản phẩm, có kinh nghiệm tham gia vài dự án và kế hoạch của bản thân cũng được làm thành sản phẩm. Đương sự có vẻ cực kỳ bận rộn cho nên người rảnh rang như Kawase phải nhận làm thay mấy công việc vặt.

Kawase vừa ôm thùng carton bước trên hành lang thì nghe thấy một giọng nói quen quen phát ra từ khu vực hút thuốc góc cầu thang. Là Zama, đàn anh ở phòng kế hoạch số một chịu trách nhiệm hướng dẫn mình đang tán chuyện với nhân viên phòng kế hoạch số hai.

– Cái gã vừa chuyển đến tháng trước ấy, đã được đánh trống khua chiêng là giám giốc khối Shibaoka tiến cử ấy thế mà lại chẳng được tích sự gì, làm kinh ngạc lắm. Nghe nói hồi bên kinh doanh cũng có cố gắng, nhưng nếu là nhân viên mới thì còn được đi, đằng này lại đưa một đứa tay mơ chẳng có tý chuyên môn nào vào đây cũng chỉ vướng chân vướng tay chứ có được gì.

Nếu như người nói điều đấy là những nhân viên khác của bộ phận kế hoạch thì có thể anh đã cho tai nọ trôi qua tai kia “lại nữa à”. Tuy nhiên trong những ánh mắt lạnh nhạt xung quanh, chỉ có mỗi Zama là hòa nhã với anh, bởi vậy mới bị đả kích đến nỗi nói không nên lời.

– Giám đốc khối Shibaoka ấy, là người đã được chuyển đến chi nhánh Hokkaido làm tổng giám đốc à?

Người đàn ông thuộc phòng kế hoạch số hai phà khói thuốc lá.

– Đúng. Là người vô cùng thông minh, phán đoán chính xác lại nhanh nữa, không làm gì thừa thãi phí phạm cả. Dù chỉ ở bộ phận kế hoạch trong thời gian ngắn thôi, nhưng cho đến bây giờ vẫn để lại huyền thoại là những sản phẩm được tung ra trong khoảng thời gian ấy không có cái nào trật ấy.

– Nếu đã được con người giỏi giang như thế tiến cử thì chẳng phải chẳng mấy chốc sẽ lột xác à?

Zama cho một cái thở dài đến mức muốn bịt tai lại.

– Tao chẳng cảm thấy vậy. Mà phải nói là với tao nó đã bị loại từ cái thời điểm đưa ra nguyện vọng vào bộ phận kế hoạch mà chẳng chịu học tập gì trước cả. Tao nghĩ rốt cục nó cũng chỉ là ham mê cái danh bộ phận kế hoạch thôi. Kiểu này tao gặp nhiều lắm rồi, mấy cái đứa không chịu làm gì mà cứ ảo tưởng là chắc chắn mình sẽ làm được gì đấy ấy. Trên người nó có cái mùi đấy. Dù tao đảm trách hướng dẫn, nhưng cứ làm qua loa cho xong. Tốn thời gian cho nó làm cái quái gì.

Kawase lặng lẽ rời khỏi nơi đấy làm sao để hai người kia không nhận ra. Đưa sản phẩm sản xuất thử đến phòng họp rồi trở về bàn làm việc của mình. Ngồi trên ghế nhưng lại không làm được gì cả. Không có gì để làm. Anh nghiến chặt răng, nắm chặt hai tay. Những lời lẽ của Zama đã xoáy vào lồng ngực anh những nhát đau đớn. Anh không cam tâm, muốn bật khóc tới nơi song lại cắn răng chịu đựng. Nếu khóc biết đâu sẽ có ai đó đến an ủi. Tuy nhiên đằng sau những lời an ủi tử tế chắc chắn là sự lăng mạ.

Từ cái ngày đấy, Kawase bắt đầu lao đầu học một cách điên cuồng. Thậm chí còn tiếc cả thời gian ngủ để đọc sách, lần lượt ăn những sản phẩm tương tự của công ty khác. Cho rằng nếu không biết được hương vị cao cấp nhất sẽ không thể làm ra được những thứ tốt hơn, hễ nghe nói có nhà hàng nào ngon thì anh sẽ tự bỏ tiền túi mình để đi ăn.

Chẳng bao lâu sau, anh bắt đầu được giao nhiệm vụ từng chút từng chút một. Nửa năm đầu chỉ biết đi theo hỗ trợ người khác, song chưa đầy một năm sau anh đã có thể đưa bản kế hoạch của mình. Còn được đảm nhiệm vị trí trưởng nhóm dự án, món mỳ li anh có góp phần vào đã được đưa đi ra thế giới.

Vào năm thứ ba sau khi Kawase gia nhập bộ phận kế hoạch thì phòng số ba, bộ phận phụ trách quà vặt được thành lập. Kawase được chuyển đến phòng số ba, giữ chức chủ nhiệm. Rồi ngay lập tức trở nên cực kỳ bận rộn. Bộ phận vừa được thành lập nên nhân viên cũng ít, Kawase phải đồng thời ôm hằng mấy kế hoạch, ngày tiếp ngày ngủ lại công ty. Say mê vào công việc rồi bỏ bê cuộc sống gia đình nên đã phải li hôn sau bảy tháng. Trong sáu năm ở bộ phận kế hoạch anh đã xảy ra đủ thứ chuyện.

…giả vờ ngủ nhưng dường như lại thành ra ngủ say thật, anh tỉnh giấc trước cơn chấn động khi máy bay tiếp đất. Xuống máy bay, trong khi đang chờ hành lý gửi được đưa ra thì bị Matsushita trêu “anh đã vừa chảy nước miếng vừa ngủ đấy”. Anh đá mông hắn một cách thô bạo giả vờ như mình đang đùa. “Đau, đau đấy” nhìn thấy cậu đàn em rơm rớm nước mắt, tâm trạng của anh trở nên tươi tỉnh hơn một chút.

Vừa vào phòng chờ, anh liền đưa mắt nhìn xung quanh và nhận ra ngay Taguchi của công ty chi nhánh, là người sẽ hỗ trợ mình trong đợt trắc nghiệm thị trường lần này. Bởi trước đấy, ông đã gửi hình bằng mail cho anh. Một người đàn ông tuổi nửa trước hàng ngũ tuần có gương mặt vuông không cao không thấp không gầy không mập, tóc trên đỉnh đầu húi bằng. Trông không có vẻ đạo mạo lắm nhưng từ đôi mắt ông cho cảm giác là một người tốt. Sau khi trao đổi danh thiếp, Taguchi bèn quan tâm hỏi han “anh đi đường xa thế này vất vả rồi. Ngồi máy bay chắc là mệt lắm nhỉ”.

Ông vẫn thấp hơn so với người nhỏ tuổi hơn mình là Kawase.

– Tôi không sao. Mà quan trọng hơn là tôi cảm thấy có lỗi vì đã phiền ông đến tận đây để đón.

Kawase và Matsushita cúi đầu xuống Taguchi bèn lắc đầu “làm gì có làm gì có”.

– Từ công ty đến sân bay xa mà. Đã vậy giao thông cũng bất tiện nữa.

Cả ba vừa nói chuyện vừa đi đến bãi đậu xe rồi bước vào chiếc xe công vụ. Taguchi cầm tay lái, Kawase và Matsushita ngồi băng ghế sau. Ra khỏi sân bay đi chừng mười phút thì bóng dáng nhà cửa bắt đầu biến mất. Chiếc xe cứ chạy suốt trên con đường đơn điệu hết rừng đến nương rẫy. Hai bên đường cây lá mọc um tùm xanh rì, có cả hoa nở, có thể đây là mùa xuân đến muộn của miền Bắc.

Nghe nói từ sân bay đến công ty mất khoảng hai tiếng đi xe hơi. Chi nhánh Hokkaido là cứ điểm buôn bán của Hokkaido, đồng thời là cánh cửa nhập khẩu hải sản từ Nga. Tại đây sẽ mua loại cá làm nguyên liệu thành phần tạo nên vị đậm đà của súp, gia công rồi chuyển đến xưởng sản xuất tại Tokyo. Làm như thế thì sẽ giảm chi phí vận chuyển hơn so với cứ gửi y nguyên cả nguyên liệu đi.

– Về chiếc xe này, trong thời gian ở đây anh cứ tự do sử dụng không sao đâu. Để lo cho sự kiện thể nào cũng cần phương tiện di chuyển mà.

– Phiền ông chuẩn bị cho thứ này thứ kia, tôi thật lòng xin lỗi.

Anh đã đinh ninh phải thuê xe hơi cho nên lời đề nghị này quả thật đáng mừng.

– Bên trên đã dặn dò là không được để hai anh cảm thấy bất tiện mà.

Có vẻ trưởng phòng Arisawa đã nhờ vả rất chu đáo người quen của mình giúp anh. Mỗi khi đến địa phương, dù bảo là hỗ trợ tham gia sự kiện, nhưng cũng có những người phụ trách xem như không liên quan đến mình bởi vậy, nghĩ đến điều đấy thì đây thật đúng là tận tâm tận lực.

Cả hai đã rời khỏi Tokyo từ chuyến bay buổi trưa cho nên khi đến sân bay Hokkaido cũng đã ba giờ hơn. Sau đấy còn phải di chuyển bằng xe hơi, bởi thế phải đến chiều họ mới công ty chi nhánh. Bởi vì nghe nói công ty nằm trong một thành phố cảng cho nên anh đã liên tưởng đến hình ảnh một xưởng sản xuất nhỏ nhưng đầy đủ, tuy nhiên nhà máy nằm trên ngọn đồi gần biển được bao quanh bởi lớp tường bê tông màu trắng, trông cứ như một doanh trại.

Vừa bước vào bên trong tường rào có thể trông thấy toàn diện tòa nhà. Bước xuống xe, Kawase ngẩn người nhìn nhà máy. Anh không hề nghĩ rằng nó sẽ có quy mô lớn đến thế này. Nói không chừng còn chứa được cả một sân bóng chày cỡ nhỏ nữa.

– Đáng nể thật…

Matsushita đứng bên cạnh lẩm bẩm.

– Lớn đúng không?

Taguchi gật gù một cách tự hào.

– Những vị từng đến chi nhánh Hokkaido ai nấy cũng đều kinh ngạc cả. Có thể anh cũng biết rồi, bên này gần biển nên gia công thủy hải sản để bán, nhưng từ bốn năm trước tỷ trọng xuất khẩu sang các nước ngoài như Hàn Quốc hay Nga còn nhiều hơn tiêu thụ trong nội địa. Vì tiến hành một hệ thống sản xuất riêng biệt nên khác với các chi nhánh chuyên cung cấp cho cửa hàng bán lẻ khác.

Trong khi đang nói chuyện thì có hai chiếc xe tải đã chất hàng xong chạy đi. Xung quanh tòa nhà của nhà máy rất sạch sẽ, cả rác cũng không có. Quản lý chu đáo đến cả những phần nhỏ nhặt.

– Trước đây nhà máy này cũng nhỏ thôi, nhưng từ khi tổng giám đốc hiện tại đến thì kinh doanh đã được mở rộng đáng kể.

Được Taguchi dẫn đường, Kawase và Matsushita bước vào trong phòng từ cửa sau. Tuy nhiên cái nơi mà anh đã tưởng là cửa sau lại trông có vẻ giống sảnh trước hơn, vừa bước vào đã thấy ngay một gian sảnh giản dị, hành lang thì được nối vào tận sâu bên trong. Có vẻ kho bảo quản được xây gần cửa trước để dễ dàng cho việc xuất hàng lên xe chở sản phẩm, còn cơ sở liên quan đến công việc giấy tờ hành chính thì được xây ở phía sau. Đối với một xưởng sản xuất mà nói thì đây vừa hợp lý vừa lý tưởng.

Sàn nhà được lót vải sơn màu nâu nhạt, tường nhà trắng. Trông rộng rãi, lại mới nữa nên tạo cảm giác sạch sẽ song lại khô khan vô cơ như bệnh viện. Trên hành lang dẫn sâu vào bên trong, những tấm bảng được treo từ phía ngoài vào trong lần lượt là khối kế toán, khối kinh doanh…, nơi trong cùng nhất là phòng giám đốc.

– Đúng rồi.

Vừa nói Taguchi vừa quay mặt về phía này.

– Tôi giới thiệu giám đốc chỗ mình trước được không?

Kawase khẽ lên tiếng “ơ”, dừng chân lại.

– Giám đốc, tức là chỉ giám đốc chi nhánh à?

Giọng của anh bỗng ồm ồm một cách kỳ quặc.

– Vâng. Anh không cần phải e dè đâu. Giám đốc bên này là người rất thân thiện, đến mức được nhân viên công ty gọi là Shiba-chan cơ mà.

Có vẻ Taguchi đã hiểu nhầm vẻ bối rối của Kawase thành nỗi căng thẳng khi đột nhiên gặp mặt người đứng đầu.

– Giám đốc trước đây đã làm việc tại công ty mẹ ở Tokyo, bởi vậy biết không chừng Kawase san đã từng thấy mặt ông rồi cũng nên.

Anh đã nghĩ sẽ có lúc đi ngang qua nhau, không thì gặp những tình huống phải chào hỏi nhau. Mặc dù đã nghĩ đến nó như một khả năng song vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng đón nhận.

Anh đã không gặp ông ta từ khi đấm văng ra ngoài đường tại con hẻm. Bản thân anh đã không đến thăm, cũng chẳng xin lỗi người đàn ông mình đã làm bị thương. Anh không biết đến lúc này mình nên đối diện với ông ta bằng gương mặt thế nào. Nhưng không thể vì vậy mà nói “không muốn gặp” như trẻ con trước mặt Matsushita được.

– Chuyện là, tôi cảm thấy rất e ngại khi được ông tiếp đón thật chu đáo. Chỉ công tác thôi mà đi chào hỏi tổng giám đốc chi nhánh với tôi là lần đầu tiên…

– Đây là vụ trắc nghiệm thị trường đầu tiên tổ chức tại khu vực của chúng tôi. Đã vậy, có vẻ trước đây giám đốc còn từng làm việc tại bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm, chắc bởi thế nên ông cũng rất quan tâm. Đây, mời vào.

Được Taguchi mời, anh đến trước căn phòng có gắn tấm biển phòng tổng giám đốc. Cơ thể cứng đờ vì căng thẳng. Rốt cục anh vẫn không muốn gặp ông ta. Nếu gặp rồi… biết không chừng, anh sẽ bị trách cứ về tai nạn sáu năm trước.

Taguchi gõ cửa phòng tổng giám đốc. Từ bên trong phát ra tiếng “xin mời” của một người đàn ông.

– Tôi xin phép.

Taguchi mở cửa, mời Kawase và Matsushita vào bên trong. Đã đến nước này thì không thể không đi vào, Kawase bèn gắng kiềm chế cơn run rẩy, bước vào bên trong phòng tổng giám đốc. Bên trong chừng mười sáu mét vuông, phía trong cùng có đặt một chiếc bàn lớn, trước nó là một bộ sopha bọc da. Anh nhận biết được người đàn ông đang đứng dậy khỏi ghế, tuy nhiên vì hướng ánh mắt xuống dưới cho nên chỉ biết được ông ta đang vận một chiếc quần màu xanh sẫm, dưới chân là đôi giày vận động.

– Cậu từ xa đến đây thật vất vả. Tôi là Shibaoka, đang làm giám đốc chi nhánh của chi nhánh Hokkaido.

Không lẫn vào đâu được, giọng nói là của người đàn ông ấy. Kawase tiến về phía trước trong khi đầu vẫn cúi vừa phải rồi càng cúi thấp hơn nữa.

– Xin được nhận sự giúp đỡ của quý vị. Tôi là Kawase, thuộc phòng ba bộ phận kế hoạch.

Cả khi trao đổi danh thiếp, anh cũng chỉ nhìn thấy mỗi tay áo màu xanh dương của bộ áo gió.

– Tôi là Matsushita cùng thuộc phòng kế hoạch số ba.

Matsushita, con người có đi đến đâu cũng không biết đến căng thẳng, cảm ơn với giọng điệu hồ hởi cùng một khí thế ồ ạt. Chẳng lẽ không thể nói kiểu nào bình thường hơn à, nghĩ thế song không thể mắng hắn trong lúc này.

– Nhận được sự hợp tác trong đợt marketing lần này, tôi xin chân thành cảm ơn.

Những lời chào hỏi thích đáng rập khuôn.

– Dù chỉ là sức mọn thôi, nhưng chúng tôi xin được góp sức trong khả năng có thể, bởi vậy nếu có điều gì không thoải mái xin cứ nói đừng khách sáo.

Theo Kawase, anh muốn Matsushita đưa quà chào hỏi vào lúc này, vậy mà cậu đàn em bên cạnh vẫn cầm lủng lẳng chiếc túi quà bên tay phải mà chẳng có chút động tĩnh nào.

Tại sân bay Tokyo, anh đã mua vài phần quà bảo là “đây là để đưa cho người chịu trách nhiệm bên đấy”. Mặc dù việc gặp được giám đốc chi nhánh nằm ngoài dự tính, song trong trường hợp này đưa quà cho người đứng đầu là điều tất nhiên mà bất cứ ai cũng phải biết. Tuy nhiên ban đầu anh đã không nói trước nên Matsushita cũng không ứng dụng được cái lẽ thường tình đơn giản này. Kawase khẽ thụi thụi vào tay Matsushita thế mà lại được đáp lại bằng vẻ mặt kỳ khôi “ơ?”, anh tuyệt vọng.

– …đưa quà cho giám đốc chi nhánh.

Nói thầm vào tai cuối cùng mới hiểu, Matsushita tiến lên phía trước bằng một động tác có phần gượng gạo.

– Cái, cái này xin mời ngài. Mặc dù chỉ là món quà vặt nhàm chán thôi.

– Khiến các cậu phải bận tâm thật ngại quá. Tôi xin cảm ơn.

Sau khi đưa quà một cách bình yên vô sự, Matsushita lùi về sau rồi hai chân bị díu vào nhau hay sao mà cái thân hình quá khổ của hắn lại nghiêng ngả về bên phải. Á, nghĩ thế Kawase bèn giơ tay phải ra. Tuy nhiên, bằng một cách nào đó Matsushita đã tự trụ lại được, không bị ngã.

Thở phào nhẹ nhõm rồi ngẩng mặt lên, Kawase thấy shock khi lỡ nhìn vào gương mặt của người đàn ông từ chính diện. Người đứng ở đấy không phải là người đàn ông mà anh đã biết, mà là một ông lão. Gương mặt… bảo già cũng không đến mức già. Nói đúng hơn là gương mặt vẫn trẻ vậy mà tóc đã bạc phếch. Bởi thế nên lẽ ra mới chỉ bốn mươi tám thế mà trông cứ như người chuẩn bị nghỉ hưu đến nơi.

Chiếc gọng kính vẫn không thay đổi, nhưng chiếc áo khoác ông ta đang mặc có nhìn thế nào cũng là áo khoác lao động.

Ánh nhìn của người đàn ông bắt được Kawase, ông ta mỉm cười bằng gương mặt dễ mến.

– Đã sáu năm không gặp rồi nhỉ, Kawase kun. Cậu vẫn khỏe chứ?

Sống lưng anh ớn lạnh trước giọng điệu có vẻ thân thiết.

– Giám đốc, hai người quen nhau à?

Tagachi hỏi lại với vẻ kinh ngạc.

– Trước đây tôi đã từng làm việc cùng một bộ phận kinh doanh tại công ty mẹ chung với Kawase kun. Ở đây tôi cũng được nghe đến hoạt động tích cực của cậu đấy. Hơn hết, có vẻ cậu đã rất cố gắng.

– Cả… cảm ơn ngài.

Môi anh run rẩy, chỉ nói có bấy nhiêu thôi cũng đã rất chật vật.

– Sản phẩm lần này, tôi cũng đã ăn thử trước rồi. Không ngán, hương vị chính thống, tôi nghĩ nó sẽ là một sản phẩm tiềm tàng khả năng được người ở nhiều độ tuổi đón nhận. Phía bên chúng tôi sẽ hỗ trợ toàn diện, xin cậu cứ tiến hành marketing tại Hokkaido theo ý muốn của mình.

– Xin, xin nhờ ngài giúp đỡ…

Matsushita bên cạnh cũng cúi đầu xuống “xin nhờ ngài giúp đỡ-”. Anh thấy khó chịu trước cách nói không dứt khoát, kéo dài đuôi câu. Tuy nhiên đây không phải lúc lo chuyện đấy.

– Trong thời gian ở đây, tôi sẽ cho Taguchi hướng dẫn trong khu vực Hokkaido. Một tuần này ông ấy sẽ thành người hỗ trợ cho hai cậu nên cứ tùy ý sử dụng không phải ngại. Nếu như có gì cần, thì Taguchi hay tôi cũng được, chỉ cần nói một tiếng chúng tôi sẽ ngay lo liệu đáp ứng.

Taguchi nếu xét về tuổi tác cũng không phải là hạng xoàng. Thông thường, không dễ gì có chuyện cho mượn một người biết việc, có trách nhiệm trong suốt thời gian công tác. Sự đãi ngộ này là một ngoại lệ mà không thể so sánh với những lần công tác trước được.

– Ngoài ra, Matsushita san.

Bất thình lình được giám đốc chi nhánh chỉ đích danh, Matsushita nghẹo cổ “vâng?”.

– Công việc của cậu từ bây giờ sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều người, một công việc rất gần với kinh doanh. Khách hàng cũng sẽ nhìn sản phẩm từ thái độ và cả ngữ điệu của cậu. Cái cách nói chuyện mà cứ kéo dài đuôi câu thì câu sẽ bị rời rạc tạo cho người nghe cảm giác nhếch nhách, vì vậy nên bỏ kiểu ăn nói này thì hơn. Còn nữa, khi nói cảm ơn thì nên nói chậm rãi thôi, dồn tấm lòng của mình với đối phương. Nếu nói hấp tấp quá sẽ khiến đối phương tưởng rằng ta chỉ cảm ơn qua loa cho xong.

Mặt Matsushita đỏ bừng lên.

– Xin, tôi xin lỗi.

Được ăn đòn thuyết giáo nhẹ nhàng chỉ có riêng ở Shibaoka, Matsushita mới trở nên bồn chồn một cách hiếm có.

– Matsushita san đã vào bộ phận kế hoạch khi vừa mới tốt nghiệp à?

– Ah, vâng. Chuyện đấy… vâng.

– Nếu thế thì vất vả lắm nhỉ. Theo suy nghĩ cá nhân của tôi, có kinh nghiệm làm việc ở bộ phận khác vài năm rồi mới làm việc liên quan đến kế hoạch phát triển sản phẩm là lý tưởng nhất. Bởi vì nếu ngay từ đầu đã trở thành bên sản xuất thì rất khó nhìn ra sản phẩm sẽ đến được tay khách hàng bằng công việc nhóm như thế nào. Tuy nhiên Kawase kun đàn anh của cậu cũng có kinh nghiệm dày dặn bên kinh doanh, cậu sẽ có thể học hỏi được nhiều điều nên cũng may thật nhỉ.

Có vẻ anh đang được tâng bốc lên, song lại không thấy vui, không vui một chút nào.

– Vậy thôi, có lẽ ở nơi không quen hai cậu sẽ vất vả nhiều tuy nhiên xin hãy cố gắng lên.

Lời nói giải thoát. Ngay khi vừa ra khỏi phòng tổng giám đốc, Kawase liền vã mồ hôi toàn thân. Cả bàn tay đang nắm chặt cũng ướt đến mức thấy trơn. Cho dù nhìn từ điểm nào thì người đàn ông kia cũng thật hoàn hảo.

Cả sự quan tâm, thái độ hợp tác dành cho người của công ty mẹ, cả lời chỉ trích nhẹ nhàng cho người cấp dưới lôi thôi. Một cấp trên lý tưởng. Kawase rất không thể tin rằng ông ấy chính là người đàn ông vào ngày ấy đã mải miết ngậm của quý của anh, không chỉ có thế còn cưỡi lên bụng anh đung đưa hông một cách dâm đãng.